[Báo cáo] Hội nghị các bên Công ước Rotterdam – Kỳ họp thứ 7

Báo cáo của Việt Nam – Hội nghị các bên Công ước Rotterdam về Quy trình cho phép có báo trước đối với các hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế – Kỳ họp thứ 7

Báo cáo

Hội nghị các bên Công ước
Rotterdam về Quy trình cho phép có báo trước đối với các hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế

Kỳ họp thứ 7

Ban tổ chức: UNEP và FAO

Thời gian: 11 – 15/05/2015

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế Geneva (CICG), Geneva, Thụy Sỹ

Thành phần tham dự: 154 thành viên Công ước Rotterdam

NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐƯỢC THẢO LUẬN TẠI COP 7 CỦA CÔNG ƯỚC ROTTERDAM

1. Thảo luận các bên về các trường hợp thất bại liên tiếp trong việc đưa một chất vào Phụ lục III

EU đã bày tỏ lo ngại rằng với một số chất nhất định, Công ước không thể đạt được sự đồng thuận về danh mục trong nhiều kỳ họp liên tiếp và đã có đề nghị rằng trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của tất cả các bên, sẽ bầu theo hình thức đa số với 2/3 số phiếu đồng ý.

Colombia ủng hộ kiến nghị này với lí do rằng việc đưa một chất hóa học vào danh mục thường bị ngăn cản chỉ bởi 01 phiếu phản đối. Vì thế, mặc dù Colombia ủng hộ ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, khi tất cả các cách để đưa chất đó vào Phụ lục 3 đều không hiệu quả, Công ước nên quyết định dựa trên đa số. Thụy Sỹ ủng hộ việc các nước thảo luận về kiến nghị này tại phiên toàn thể.

Nga phản đối hình thức đa số, nhận định rằng nó sẽ gây ra mất cân bằng trong kiểm soát luật; chỉ có sự đồng thuận mới đảm bảo được sự hợp tác quốc tế trong giao dịch hàng hóa nguy hiểm. Kyrgyzstan bổ sung thêm rằng việc bỏ qua sự đồng thuận sẽ làm công ước mất đi ưu thế của nó. Namibia cũng nhấn mạnh rằng việc bỏ phiếu phải đi đôi với sự đồng thuận.

Chủ tịch đề nghị rằng không đưa vấn đề này vào thảo luận, và được Argentina, Trung Quốc và Cuba ủng hộ. Thay vào đó, họ quyết định lập một nhóm làm việc chuyên biệt để tìm cách để đạt tới mục tiêu của Công ước trong những trường hợp như thế. Nhóm làm việc chuyên biệt được đề xuất sẽ không làm việc cụ thể với bất cứ chất hóa học nào đang được xem xét đưa vào danh mục, nhưng sẽ xem xét chung các vấn đề liên quan đến tất cả chất hóa học hiện tại và trong tương lai. Nhóm này sẽ bao gồm một hoặc vài nước phụ trách, Chủ tịch mời các bên quan tâm nhận trách nhiệm này.

2. Đưa amiăng trắng vào Phụ lục III

Một cuộc thảo luận sôi nổi về việc có đưa amiăng trắng vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam đã diễn ra. Tổng cộng 46 nước đã nêu ý kiến của mình về vấn đề này, cụ thể:

  • 35 nước ủng hộ việc đưa vào Phụ lục III (bao gồm USA, không phải thành viên): Jordan, Nepal, Úc, Georgia, Quần đảo Cook, Benin, Brazil, New Zealand, Peru, Colombia, EU, Malaysia, Honduras, Na Uy, Serbia, Liberia, Hàn Quốc, Moldova, Ả Rập Saudi Arabia, Maldives, Argentina, Urugway, Cộng hoà Dominica, Niger, Thuỵ Sỹ, Mông Cổ, Cộng hoà Dân chủ Congo, Cộng hoà Congo, Israel, Cameroon, Equatorial Guinea, Panama, Tonga, El Salvador, và USA.
  • 8 nước phản đối đưa vào Phụ lục III (bao gồm Belarus, không phải thành viên): Zimbabwe, Pakistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Liên bang Nga, Ấn Độ, Cuba, và Belarus.
  • 3 nước đưa ra nhận định về amiăng trắng mà không nói rõ quan điểm về việc đưa vào Phụ lục III hay không: Sri Lanka, Thái Lan và Kenya.

Sau buổi thảo luận trong phiên họp tổng thể, quyết định được đưa ra là amiăng trắng sẽ được tranh luận thêm trong nhóm thảo luận chuyên biệt. Sau 1 ngày bàn cãi, COP7 Công ước Rotterdam quyết định xem xét vấn đề này tại COP8.

Dưới đây là tổng kết các nhận định mà các nước đưa ra về amiăng trắng trong phiên tổng thể ngày 13/5/2015:

Chủ tịch yêu cầu các bên đưa ra quan điểm về việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam, nhấn mạnh rằng mục đích của Công ước là để cung cấp thông tin cho các nước để họ có được quyết định đúng đắn.

Zimbabwe: Không có sự đồng thuận nào vì chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ. Liệu đã có bằng chứng nào mới để khẳng định việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III? Không có bằng chứng khoa học nào mới để ủng hộ việc này. Khoa học chưa kết luận, và vẫn chưa có chất thay thế. Chúng ta nên sử dụng amiăng an toàn, có kiểm soát và có trách nhiệm. Kết luận: Không có cơ sở khoa học để đưa amiăng trắng vào Phụ lục III – điều này sẽ đi ngược lại giá trị của Công ước.

Pakistan: Hoàn toàn tán thành ý kiến của Zimbabwe. Điều này cần được đánh giá dựa trên cơ sở khoa học. Nếu không, các nước không thể đưa ra được phán xét khoa học và logic. 140 nước đang dùng amiăng trắng làm các vật liệu xi măng amiăng bao gồm các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… nên chúng ta cần thêm các kiểm nghiệm của chuyên gia.

Kyrgyzstan: Phản đối đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Tấm lợp xi măng amiăng ít nguy hiểm hơn vật liệu tổng hợp thay thế, vốn chưa được nghiên cứu kỹ. Đưa amiăng trắng vào sẽ khuyến khích việc sử dụng các vật liệu thay thế này. Chúng tôi không nói amiăng trắng là không có hại. Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng có kiểm soát amiăng trắng như ILO đã kiến nghị.

Kazakhstan: Chúng tôi không ủng hộ khi chưa có bằng chứng về những độc hại mà amiăng trắng mang đến cho sức khỏe con người và môi trường. Lệnh cấm sẽ chỉ được đưa ra khi amiăng trắng gây những tác hại không thể chấp nhận được cho con người và môi trường.

Nga: Các tài liệu được cung cấp để xem xét là không đầy đủ; họ không xét đến tiêu chuẩn trong Phụ lục II. Điều này đã được chỉ ra từ trước. Khi xem xét vấn đề amiăng trắng, chúng ta thường không tính đến thực tế có 2 loại amiăng. Amphibole và Serpentine có cấu trúc, thành phần hoá học,… khác nhau, gây tác động khác nhau. Amphibole nguy hiểm hơn và đã nằm trong Phụ lục III. Chrysotile thì đã được sử dụng an toàn từ nhiều năm nay. Nó đang được sử dụng có kiểm soát và không cần thêm quy định nào nữa. Vì thế, Liên bang Nga phản đối việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi tin rằng COP không thể tiếp tục né tránh việc đưa ra quyết định khó khăn là chấp nhận không thảo luận về vấn đề này nữa. Nên có thêm đề xuất ở cấp độ chuyên gia.

Jordan: Bộ Y tế đã cấm amiăng trắng vào năm 2006 để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Chúng tôi đánh giá cao công việc Uỷ ban Đánh giá Hoá chất (CRC) đã làm và cho rằng nên cho amiăng trắng vào Phụ lục 3.

Nepal: Chúng tôi đánh giá cao công việc của CRC. Xét rằng phơi nhiễm với tất cả các loại amiăng dẫn đến bệnh bụi phổi amiăng và ung thư phổi, chúng tôi đã cấm tất cả các loại amiăng và sản phẩm chứa amiăng từ tháng 6 năm 2015. Chúng tôi ủng hộ đưa amiăng trắng vào Phụ lục 3.

Úc: Chúng tôi ủng hộ Thủ tục Thoả thuận Thông báo Trước (PIC). Thông tin giúp các bên đưa ra quyết định sáng suốt. CRC đã xác nhận amiăng trắng đáp ứng các tiêu chí đề ra. Các bên đã đưa ra những bình luận không liên quan. Liệu Công ước này còn hữu ích không khi tất cả các hoá chất trong Phụ lục 3 đều không còn được mua bán? Sở dĩ Úc quan tâm đến vấn đề này chính vì kinh nghiệm cay đắng của chúng tôi. Chúng tôi đã khai thác 500 nghìn tấn amiăng trắng và còn nhập khẩu amiăng trắng trong những năm 1990. Tổn thương ở phổi gây ra có thể gây tử vong; khoảng 5.000 người Úc đã chết và chúng tôi dự báo sẽ có thêm 25.000 ca tử vong. Hậu quả kinh tế cũng rất lớn, chúng tôi đã phải chi trả 800 triệu AUD và con số này có thể lên tới 01 tỉ AUD. Nếu chúng ta thất bại ở COP này, liệu Công ước Rotterdam còn ý nghĩa không? Hãy ngẫm nghĩ, chúng ta đến đây để làm gì? Úc đã cung cấp thông tin bổ sung về vấn đề này, các bên vui lòng xem xét chúng khi thảo luận nhóm.

Georgia: Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia, Bộ Môi trường tiến hành chương trình loại bỏ amiăng ở Georgia, kể cả amiăng trắng. Tính đến cả các vấn đề sức khỏe, Georgia ủng hộ đưa vào Phụ lục III.

Quần đảo Cook: Chúng tôi ủng hộ việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi đồng tình với những nhận xét của Úc và Nepal. Ở khu vực Thái Bình Dương, có rất nhiều thách thức đối với amiăng trắng. Chúng tôi muốn có hỗ trợ cho những thách thức này. Vẫn còn hàng đống amiăng trắng tích trữ trên quần đảo của chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc với Úc và New Zealand để xem liệu có thể vận chuyển thứ rác rưởi này đi không. Chúng tôi ủng hộ đưa vào Phụ lục III.

Benin: Chúng tôi là quốc gia đang phát triển và không có nguồn lực nào để giám sát ảnh hưởng của amiăng trắng. Chính vì những biện pháp phòng ngừa, chúng tôi ủng hộ đưa vào Phụ lục III.

Brazil: Việc đưa vào danh mục có thể gây ra nhiều thách thức nhưng chúng tôi tự tin đối với những bằng chứng khoa học về những ảnh hưởng có hại. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết những thách thức đó, do vậy Brazil ủng hộ đưa vào Phụ lục III.

New Zealand: Chúng tôi ủng hộ đưa tất cả các hóa chất vào Phụ lục III. Chúng thỏa mãn những tiêu chí trong Phụ lục III, và chúng được đánh giá theo đúng quy trình của CRC. Chúng tôi ủng hộ Úc và Quần đảo Cook và ủng hộ việc đưa vào danh mục. Chúng tôi muốn kiểm soát việc nhập khẩu amiăng trắng. Việc đưa vào danh mục thỏa mãn những tiêu chí đã đề ra. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thống nhất đưa vào danh mục.

Peru: Chúng tôi đã cấm và hạn chế sử dụng amiăng trắng. Chúng tôi đang soạn ra một dự thảo luật để cấm nó hoàn toàn. Khi những thông báo quốc tế được thực hiện, sẽ không có bất kì cá nhân nào đã từng chống lại điều này có thể nói rằng vốn đã có những biện pháp phòng ngừa tại chỗ cho công nhân và những người có tiếp xúc với sợi này. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đưa và Phụ lục III.

Ấn Độ: Chúng ta sử dụng amiăng trắng để làm gì? Để lợp mái cho những ngôi nhà ở địa phương nghèo, ống nước và ống cho thiết bị vệ sinh. 10% là amiăng trắng và còn lại là xi măng. Đưa vào danh mục sẽ làm tăng chi phí và rào cản thương mại, amiăng trắng sẽ không còn được phép lưu thông dễ dàng nữa. Người dân và công nhân trong xí nghiệp gắn bó với việc sản xuất tấm lợp, ống nước và ống thiết bị vệ sinh, làm việc cả 03 thế hệ mà không bị ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực nào. Chúng tôi đã có nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Quốc gia. Xét các bằng chứng và thực trạng, rất khó để chúng tôi ủng hộ việc đưa vào danh mục. Chúng tôi ủng hộ sử dụng có kiểm soát.

Cuba: Đoàn đại biểu chúng tôi đánh giá cao những việc CRC đã làm. Chúng tôi nhận thức được những nghiên cứu đã cho thấy amiăng trắng nguy hiểm như thế nào. Những nghiên cứu này thể hiện những nguy hiểm đến từ trạng thái vật lý của nó. Chúng tôi phải bảo vệ những người làm việc trực tiếp với nó. Không phải luôn luôn có những chất thay thế hiệu quả phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển. Chúng tôi sử dụng amiăng trắng ở Cuba để lợp mái ở vùng nông thôn. Đó là những thứ đã được sử dụng, chúng tôi cần phải thay thế chúng thường xuyên do các cơn bão. Chúng tôi có sự kiểm soát chặt chẽ tại chỗ. Vì vậy chúng tôi không có ý định đưa nó vào Phụ lục III.

Colombia: Ủng hộ mạnh mẽ việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi rất tiếc rằng chúng ta chưa đạt được sự đồng thuận. Các bên chưa ý thức về những tác động của việc đưa vào danh mục với những lập luận thiếu sự chắc chắn. Việc đưa vào danh mục sẽ không trở thành rào cản thương mại. Chúng tôi thúc đẩy việc chia sẽ trách nhiệm và nỗ lực chung của các bên đối với các chất hóa học nguy hiểm. Chúng tôi đồng quan điểm với với Úc; chúng tôi tin rằng quan trọng là các bên cùng nhìn vào những lựa chọn bổ sung. Chúng tôi tin rằng quan trọng là việc đánh giá tính hiệu quả của Công ước cần được xem xét trong Nhóm Thảo luận.

Cộng đồng chung Châu Âu: Đại diện cho Cộng đồng chung Châu Âu (EU), tôi muốn nhắc lại những phát biểu của chúng tôi tại COP 3, 4, 5, 6: chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc đưa amiăng trắng vào quy trình PIC. Điều này không tạo nên một lệnh cấm quốc tế. Toàn bộ mục đích của quy trình PIC là trao đổi thông tin để các bên có thể tự quyết định không sử dụng hay thực hiện sử dụng đúng cách. EU nhắc lại rằng mục đích của Công ước Rotterdam không phải là thực thi đánh giá rủi ro. Công ước hoạt động trên cơ sở những thông báo về hóa chất độc hại. Những người nghĩ rằng họ có thể kiểm soát amiăng trắng một cách an toàn – họ có thể thoải mái làm thế sau khi đưa vào danh mục. Liên tiếp thất bại khi đưa vào danh mục làm suy giảm uy tín ủa Công ước. Đây là một thất bại mà chúng ta mạo hiểm lặp lại với những chất khác. Đây là sự lặp lại chỉ để phục vụ cho những người làm báo cáo. Đối với một vài bên phản đối – hi vọng là chúng ta có thể thảo luận những lý do trong một nhóm nhỏ hơn. EU muốn bảo vệ bên yếu thế chống lại những nhóm lợi ích lớn mạnh.

Malaysia: Chúng tôi chủ yếu sử dụng amiăng trắng trong một vài ứng dụng. Những vật liệu thay thế thì sẵn có nhưng giá thành tương đối cao và vì thế chúng ít phổ biến hơn. Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, Malaysia ủng hộ đưa vào danh mục.

Honduras: Vào năm 2002, chúng tôi cấm nhập khẩu và sử dụng amiăng trắng trong hầu hết các ứng dụng. Chúng tôi ủng hộ việc đưa vào danh mục.

Na Uy: Chúng tôi ủng hộ đưa vào Phụ lục III, nhắc lại Quyết định REC3/3 – tất cả những yêu cầu chính quy về thủ tục đều đã thỏa mãn vì thế không có lý do nào lại không đưa vào danh mục. Mặc dù chúng ta đã không thể đồng thuận tại những hội nghị trước, hi vọng chúng ta có thể đạt được đồng thuận tại hội nghị lần này.

Serbia: Chúng tôi ủng hộ đưa vào danh mục. Serbia cấm sản xuất và đưa amiăng trắng vào thị trường.

Liberia: Chúng tôi có kế hoạch giảm dần sử dụng amiăng. Tất cả các tiêu chí đều thỏa mãn để đưa vào Phụ lục III. Chúng tôi nghĩ rằng thất bại trong việc vào danh mục sẽ trái với cán cân trọng lượng của ủy ban. Chúng tôi ủng hộ đưa vào danh mục.

Nigeria: Nigeria đã thực hiện hành động quốc gia về amiăng. Chúng tôi ủng hộ đưa amiăng vào Phụ lục III.

Hàn Quốc: Amiăng trắng được WHO phân loại là chất gây ung thư. Nếu sử dụng trong thời gian dài, có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người. Việc này dã được thảo luận trong một thời gian dài chỉ để thất bại trong việc đưa vào danh sách. Đưa vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam không có nghĩa như một lệnh cấm bắt buộc nhưng sẽ là việc cung cấp thông tin vì thế chúng tôi ủng hộ đưa vào danh sách.

Moldova: Tất cả yêu cầu đã được thỏa mãn đề cho vào danh mục. Chúng tôi tin rằng đã đến lúc đưa vào Phụ lục III để các nước có thể áp dụng các điều khoản và trọng tâm của Công ước vào thương mại. Chúng tôi muốn thông báo với COP rằng chúng tôi đã thông qua luật về Sức khỏe con người tại nơi làm việc vào năm 2013. Xem xét những thược tính của chất gây ung thư, sử dụng nguyên tắc phòng ngừa, chúng tôi cấm sản xuất và sử dụng tất cả các loại amiăng.

Ả Rập Saudi: Chúng tôi đã cấm nhập khẩu và sử dụng tất cả các dạng của amiăng. Chúng tôi có luật quốc gia và đang tiến hành loại bỏ những sản phẩm chứa amiăng. Tất cả các sản phẩm chứa amiăng đều bị cấm vì vậy chúng tôi ủng hộ đưa vào danh mục.

Sri Lanka: Chúng tôi đang dự định xem xét lại việc sử dụng amiăng trắng và đưa ra chính sách quốc gia. Chúng tôi đã phát hiện rất nhiều sự thực nói về và chống lại amiăng trắng. Đồng thời, chúng tôi cũng ghi lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường. Vì thế những quy trình trong hội nghị này sẽ tốt cho Sri Lanka. Chúng tôi sẽ nghiên cứu những quy trình PIC. Trong vài tháng trước, ủy ban quản lý các chất hóa học công nghiệp chịu trách nhiệm về Công ước Rotterdam đã khuyến khích cấm nhập khẩu các sản phẩm chứa amiăng (ô tô, đệm, vật cách nhiệt, tấm lợp) và khuyến khích sử dụng tấm lợp không amiăng để xây dựng những tòa nhà Chính phủ mới và để giảm dần amiăng trắng trong vòng 10 năm nữa.

Maldives: Chúng tôi ủng hộ quan điểm của quần đảo Cook, Úc … việc nhập khẩu amiăng đã bắt đầu giảm từ 10 năm vừa qua. Mục tiêu là việc chia sẻ thông tin – không phải là cấm – thực hiện các hướng dẫn về an toàn, nên chúng tôi ủng hộ đưa vào Phụ lục III.

Argentina: Vào những năm 90, thông qua các cơ quan về sức khỏe của quốc gia, chúng tôi đã cấm sản xuất và sử dụng amiăng trắng. Chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi ủng hộ việc đưa vào Phụ lục III.

Urugway: Đất nước chúng tôi có những điều luật rất nghiêm ngặt trong việc sử dụng các loại sản phẩm này. Để trả lời cho những người đã nói rằng không có bằng chứng xác thực cho các tác động có hại của amiăng, những bác sĩ như chúng tôi cần phải nói rằng tất cả các loại amiăng đều có khả năng gây ung thư. IARC – thuộc WHO – đã xếp nó vào nhóm 1. Amiăng là 1 trong những chất gây nên ung thư nghề nghiệp, chiếm khoảng ½ tổng số các ca ung thư nghề nghiệp trên toàn thế giới. Không chỉ có tác hại tại nơi làm việc, mà còn ở các khu vực xung quanh nhà máy cũng như các khu nhà sử dụng tấm lợp chứa amiăng. Đã có những trường hợp ung thư tại những người sống gần nhà máy, hầm mỏ khai thác amiăng và cả những người sống chung với các công nhân khai thác amiăng. Chỉ một sợi amiăng hít phải cũng có thể gây khó chịu, và không có ngưỡng phơi nhiễm an toàn. Nếu ai đó hít phải amiăng, nó sẽ gây độc, thấm chỉ có thể cả tử vong Hàng năm có ít nhất 90,000 người chết vì ung thư phổi và ung thư trung biểu mô do phơi nhiễm nghề nghiệp – chưa kể đến các trường hợp thông thường khác. Từ năm 2006, chúng tôi đã nỗ lực trong việc đưa amiăng vào Phụ lục III – đã được 9 năm thảo luận rồi và chúng ta phải ý thức được về hậu quả là các trường hợp tử vong tiếp tục được ghi nhận. Đã có quá nhiều sự chậm trễ, nếu chúng ta dừng việc sử dụng amiăng bây giờ, số lượng người tử vong sẽ giảm chỉ trong vài thập kỉ. Bởi vì thời gian ủ bệnh quá dài, chúng ta có xu hướng quên khi nào ta bị phơi nhiễm. Chúng ta có 1 món nợ phải trả vì các tổ chức phi chính phủ yêu cầu chúng ta cần chú ý. Vào năm 2003, WHO yêu cầu chúng ta chú ý đến việc loại bỏ các bệnh liên quan đến các loại sợi. Vào năm 2005, WHA yêu cầu chúng ta chú ý đến amiăng trắng. Điều này khiến tôi ngạc nhiên – đây là một món nợ cần phải trả. Chúng tôi đã được yêu cầu hành động bởi ILO and WHO. Chúng tôi kêu gọi các nước hãy hành động 1 cách linh hoạt để chúng ta có thể đưa amiăng trắng vào Phụ lục III.

Cộng hòa Dominica: Từ năm 1991, chúng tôi đã tiến hàng từng bước để ngăn chặn việc sử dụng amiăng trắng trên toàn quốc. Chúng tôi ủng hộ việc đưa vào Phụ lục III. Đây là lần thứ 3 chúng tôi yêu cầu đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi rất lo lắng – chúng ta phải nhìn nhận lại tính hiệu quả của Công ước Rotterdam. Trong 2 kì COP trước, chỉ có duy nhất 1 quốc gia phản đối việc này. Như vậy, một số nước đang mâu thuẫn với những điều điều được nói ra trước đây. Ban thư kí cần thẩm định chính xác những gì đang diễn ra với Công ước này.

Nigeria: Việc đưa bất cứ thứ gì vào Phụ lục III không có nghĩa là cấm nó, nên chúng tôi ủng hộ việc này.

Thụy Sĩ: Amiăng trắng đã có trong nội dung thảo luận từ kì họp COP đầu tiên. Các bằng chứng khoa học về các tác hại rất lớn là có thật. Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Úc.

Mongolia: Chúng tôi ủng hộ đề xuất đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi đã cấm chất này từ năm 2010.

Tonga: Hãy nhắc lại cho chúng ta nhớ mục đích của công ước Rotterdam. Sau nhiều năm tranh luận, chúng ta lại đang quay trở về với những luận điểm ban đầu. Chúng ta chưa đạt được bất cứ thành quả gì cả. Đất nước chúng tôi không có khả năng cứ chạy theo thế này. Chúng tôi đang điều chỉnh luật. Chúng tôi ủng hộ đề xuất vì tính độc hại và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe.

Cộng hòa Dân chủ Congo: Chúng tôi đồng tình với tất cả những ai muốn thấy amiăng trắng trong Phụ lục III. Công ty điện quốc gia của chúng tôi đang loại bỏ amiăng ra khỏi tất cả các trạm điện ở miền Nam. Chúng tôi đã chuẩn bị thông báo xuất khẩu đến Nam Phi.

Israel: Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện các trách nhiệm thương mại, trong đó bao gồm việc đưa amiăng vào Phụ lục III. Vào năm 2011, Israel đã thông qua luật về việc giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm công cộng. Theo đó, amiăng mới bị cấm và dần loại bỏ amiăng.

Thái Lan: Amiăng trắng được kiểm soát bởi đạo luận về các chất độc hại – trong sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu – và phải có chứng nhận bởi Bộ Công nghiệp. Amiăng trắng được sử dụng trong tấm lợp AC, má phanh, bộ ly hợp, trong trường hợp các vật liệu thay thế đắt và chất lượng kém. Thái Lan đang trong quá trình đánh giá toàn quốc để giảm dần sử dụng amiăng trắng. Công ước Rotterdam cung cấp một cơ chế trong việc trao đổi thông tin để chúng ta có thể quản lý và sử dụng amiăng trắng. Chúng ta cần trao đổi kĩ thuật và vật liệu thay thế hiệu quả, có chi phí phù hợp.

Cameroon: Việc sử dụng tất cả các loại amiăng đã bị cấm từ nằm 2011 vì các lí do phòng ngừa. Chúng tôi ủng hộ việc đưa vào Phụ lục III.

Kenya: Do vấn đề trong việc sử dụng amiăng kém, chúng tôi đã xây dựng các hướng dẫn về quản lý.

Equatorial Guinea: Chúng tôi sử dụng amiăng trắng trong xây dựng và để củng cố bê tông. Chúng tôi không ghi nhận được bất cứ vấn đề nào về sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi chú ý đến các tác dụng gây ung thư và sức khỏe cộng đồng. Do đó, chúng tôi đồng ý rằng amiăng trắng cần được thông báo và thông tin rõ ràng về vấn đề này. Chúng tôi ủng hộ đưa amiăng trắng vào Phụ lục III.

Panama: Cái giá của việc sử dụng chất này ở nước chúng tôi đã cao hơn cả chi phí về kinh tế. Chúng tôi đang dọn dẹp các thị trấn nơi nó đã được sử dụng. Công việc dọn dẹp này đòi hỏi năng lực chuyên môn cao. Chúng tôi gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nghề nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi không yêu cầu cấm nó. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên linh hoạt ở đây, họ nên cho phép nó được liệt kê trong Phụ lục III.

Cộng hòa Congo: Amiăng trắng được sử dụng chính trong các tấm lợp và ống nước. Từ những năm 1990, chúng tôi đã dừng việc nhập khẩu amiăng trắng. Giờ chúng tôi có một núi sản phẩm tồn chứa amiăng. Hi vọng rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận được sự trợ giúp trong việc xử lý rác này. Chúng tôi muốn được thông báo về bất kì hoạt động mua bán [amiăng trắng] sẽ diễn ra. Do đó, chúng tôi ủng hộ đưa amiăng trắng vào Phụ lục III.

El Salvador: Chúng tôi ủng hộ việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III. Chúng tôi sử dụng amiăng nhưng cũng nhận thức được về các tác hại của nó. Vì vậy, chúng tôi muốn việc mua bán phải diễn ra có trách nhiệm.

USA (không phải quốc gia thành viên): Chúng tôi ủng hộ và khuyến khích việc đưa tất cả các chất được thảo luận ở đây vào Phụ lục III, đặc biệt là amiăng trắng. Chúng tôi hi vọng rằng các nước sẽ đạt được sự đồng thuận.

Belarus (không phải quốc gia thành viên): Việc đưa vào Phụ lục III không dựa vào tên thương mại của sản phẩm mà phải căn cứ vào cấu trúc hóa học và các đánh giá rủi ro khoa học khách quan và kiến thức nghiên cứu. Với tư cách không phải là quốc gia thành viên của Công ước, chúng tôi không hài lòng về các chứng cứ được đưa ra bởi CRC. Các bằng chứng cụ thể không được dẫn nguồn cụ thể. Cũng không có bất kì tài liệu nào có số liệu cụ thể về bệnh ung thư và u trung biểu mô. Khi nhìn vào amiăng serpentine (về thành phần hóa học) – cần phải làm các nghiên cứu từ quan điểm sử dụng dưới các điều kiện có kiểm soát. Cần nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có rủi ro khi sử dụng có kiểm soát. Khảo sát 4 công ty tại nước chúng tôi đã cho thấy rằng không có dịch bệnh hay trường hợp ung thư, u trung biểu mô xung quanh nhà máy. An toàn trong việc sử dụng amiăng trắng đã được nhấn mạnh rõ ràng. Nỗ lực để kiểm soát nhiều hơn nữa sẽ trở nên quá đáng. Mọi thứ đều được hướng dẫn đầy đủ trong tài liệu của ILO.

Tổ chức Công đoàn Quốc tế về Amiăng Trắng: Chúng tôi kết nối các công đoàn làm việc trong ngành amiăng trắng. Thành viên chúng tôi gồm những thế hệ đã làm việc trong ngành này tổng cộng 100 năm. Muốn xét các vấn đề kinh tế – xã hội, hãy nhìn vào hàng trăm nhìn lao động và gia đình của họ. Chúng tôi ủng hộ Công ước 162 về sử dụng có kiểm soát. Chúng tôi muốn nhìn thấy cách tiếp cận có chọn lọc. Và sự đồng thuận là triết lý căn bản của Công ước Rotterdam. Chúng tôi phản đối đưa amiăng trắng vào Phụ lục III.

ROCA: Mục tiêu của Công ước Rotterdam là để bảo vệ môi trường và sức khỏe. Chúng tôi nhìn thấy những nỗ lực ngăn chặn để bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp. Đây là một ngành công nghiệp đang chết dần, rất nhiều nước đang nghĩ đến việc cấm amiăng. Không đưa vào danh mục có nghĩa là các nước không thể bảo vệ biên giới của họ. Có một số nước là thành viên của Công ước Rotterdam đang phản đối đưa vào Phụ lục III – đó là việc đáng xấu hổ. Hiện giờ họ muốn ngăn chặn các nước khác để có quyền PIC. Các tranh luận về chi phí phụ trội là sai vì chúng chưa tính đến chi phí dỡ bỏ… gánh nặng đè lên vai của người dân nộp thuế. Giờ chúng tôi muốn giới thiệu Ông Sharad Vittnal Sawant – nạn nhân của amiăng đến từ Ấn Độ.

Ông Sharad Vittnal Sawant: Tôi đến từ Bombay – Ấn Độ. Tôi đã làm việc được 30 năm trong một nhà máy sử dụng amiăng trắng. Tôi đã mắc bệnh bụi phổi amiăng, vợ tôi bị phơi nhiễm thứ cấp. Tôi đến đây để yêu cầu các vị đưa amiăng trắng vào Phụ lục III để cứu lấy những người công nhân và nhân dân khỏi tác hại của chất này. (vỗ tay)

IPEN: Có bằng chứng cho thấy amiăng trắng đạt tất cả các yêu cầu để đưa vào danh mục. Úc đã cấm tất cả các loại amiăng. Chúng ta đang có một bệnh dịch, với những người mới bị khi cải tạo nhà ở. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng mức độ hư hại của tấm lợp, mọi người cần được sơ tán khi amiăng trắng được loại bỏ. Việc sử dụng amiăng trắng không được soát, không an toàn và sẽ không bao giờ kiểm soát được. Nếu Úc còn gặp khó khăn, thì làm sao các nước đang phát triển có thể sử dụng nó an toàn được?

WHO: Công ước Rotterdam liệt kê và Phụ lục III các chất đáng ứng tiêu chí đề ra. Với những ai phủ nhận khoa học – WHO đã thông báo rằng IARC đã kết luận tất cả các loại amiăng, bao gồm cả amiăng trắng, đều gây ung thư. Bằng chứng đã được kết luận và quá rõ ràng, bao gồm cả các bằng chứng mới trong năm 2012. Về việc sử dụng an toàn hoặc có kiểm soát: không có ngưỡng nào được xác định nên chúng ta không thể xác định được mức độ phơi nhiễm an toàn. Sản phẩm chứa amiăng là một thách thức về vấn đề về quản lý chất thải. U trung biểu mô hầu hết liên quan đến amiăng trắng và được phát hiện tại các nước đang phát triển. Tại các nước đã cấm amiăng, trường hợp tử vong vẫn tiếp tục xuất hiện trong những thập kỉ sau. Việc ngăn chặn phơi nhiễm là vô cùng khó khăn, đồng thời cũng có không ít khó khăn trong việc phát hiện bệnh và chữa trị. Lượng sử dụng tại Đông Nam Á đang tăng lên. Các loại vật liệu thay thế an toàn hơn đang có sẵn và được áp dụng tại nhiều quốc gia – những nước đã tiến hành cấm amiăng. WHO đã công bố những tài liệu tổng quát về việc xử lý amiăng. WHO cũng đã phát triển chương trình quốc gia về việc xóa bỏ bệnh liên quan đến amiăng.

ILO: Chúng tôi muốn làm rõ chính sách của ILO về amiăng dựa trên các văn kiện quốc tế có liên quan. Công ước 162 đã được hiểu không đúng vì nó cung cấp các biện pháp sử dụng có kiểm soát. Công ước liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong sử dụng amiăng, không phải là sử dụng amiăng an toàn. Sử dụng amiăng có trách nhiệm không có trong Công ước 162. Nghị quyết 2006 của Hội nghị ILO đã nhấn mạnh việc ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng. Nó kêu gọi việc xóa bỏ mọi loại amiăng. Nghị quyết khẳng định rằng công ước ILO 162 không nên được sử dụng để biện minh cho việc tiếp tục sử dụng amiăng.

3. Lịch trình cho COP8 của Công ước Rotterdam (RC COP8)

RC COP8 sẽ được tổ chức tại Geneva từ 23/4 đến 5/5/2017. Các quốc gia sẽ tiếp tục thảo luận về việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam. Họ sẽ thảo luận về các giải pháp được đề xuất bởi nhóm làm việc chuyên biệt về cách giải quyết các trường hợp của các chất mà các bên đã không đạt được thỏa thuận trong nhiều